Có rất nhiều các thuật ngữ pha chế trong quầy bar, nhà hàng như: Neat, On the rocks, Soda out, Straight-up,…
Nắm được các thuật ngữ pha chế này sẽ giúp công việc của các Bartender và các Barista thuận tiện và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Cùng Rượu chính hãng Đà Nẵng – Hải Gia Cát tìm hiểu toàn bộ thuật ngữ pha chế qua bài viết sau.
Thuật Ngữ Pha Chế Là Gì?
Thuật ngữ pha chế là các từ vựng biểu thị các khái niệm đặc thù của lĩnh vực pha chế bao gồm thuật ngữ dành cho Bartender và thuật ngữ dành cho Barista. Đây là hai đối tượng chính trong ngành pha chế đồ uống ở các quầy bar và nhà hàng.
Các thuật ngữ pha chế phải đảm bảo được tính chính xác, nhất quán, tính quốc tế và tính hệ thống giúp công việc tiện lợi và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Ví dụ: Thuật ngữ Cocktail là một loại thức uống hỗn hợp có cồn. Như vậy, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới mọi người đều hiểu và biết thuật ngữ pha chế Cocktail là gì.
Thuật Ngữ Dành Cho Bartender
Bên dưới là các thuật ngữ pha chế từ cơ bản đến chuyên sâu cho các Bartender:
Bartender: Người pha chế trong các quầy bar hay nhà hàng, họ pha chế các đồ uống có cồn như cocktail, mocktail. Bartender là người có khả năng lựa chọn, phân loại, bảo quản nguyên liệu, các công thức pha chế, kỹ năng pha chế hay cao hơn là sở hữu kỹ năng biểu diễn.
Cocktail: Thuật ngữ pha chế cơ bản nhất cocktail để chỉ các loại đồ uống hỗn hợp có cồn. Thành phần cocktail thường bao gồm rượu nền, rượu mùi và các loại nước ép hoa quả, trái cây hoặc siro trái cây, sữa, mật ong, kem… cùng phụ gia khác. Cocktail mang đến cảm giác kích thích, hung phấn và rất sảng khoái cho người thưởng thức.
Mocktail: Mocktail là những loại đồ uống hỗn hợp không cồn. Mocktail có cách pha chế và thưởng thức giống với cocktail nhưng chỉ có thành phần rượu bị loại bỏ.
Straight-up: Loại cocktail được pha và làm lạnh bằng đá. Khác với cocktail là thành phần đá sẽ bị loại bỏ đi và chỉ giữ lại ly cocktail mát lạnh. Cách pha chế Straight-up này phổ biến với các loại: Cocktail Margarita, Cocktail Cosmopolitan…
Neat: Loại cocktail được pha chế không dùng đá và để nguyên chất. Neat là loại cocktail sẽ giữ lại được hương vị nguyên bản. Các loại Neat phổ biến là: Cocktail B52, Cocktail Saketini,…
On the rocks: Đúng như tên gọi nó là các loại cocktail có đá hoặc phục vụ cùng đá viên. Ví dụ các loại cocktail on the rocks phổ biến như Cocktail Mai Tai, Cocktail Casablanca, Cocktail Zombie,…
Soda out: Loại cocktail được pha chế đặc biệt với nguyên liệu chính là Soda. Soda sẽ được cho vào cuối cùng của thức uống nên nó được gọi là Soda out. Các loại cocktail Soda out phổ biến dạng này là: Cocktail Americano, Cocktail Negroni, Cocktail Tom Collins, Cocktail Gin Fizz,…
Base: Các loại rượu nền được dùng trong pha chế cocktail. Các loại rượu Base phổ biến là: Rum, Gin, Brandy, Vodka, Whisky,…
Virgin: hay là loại đồ uống không cồn (Mocktail).
Fancy drinks: Loại đồ uống đặc trưng do chính các Bartender của các nhà hàng khách sạn tự sáng tạo ra dựa theo đặc thù phù hợp cho cơ sở của mình.
Crushed ice: Đá bào
Cube ice: Đá cục, đá viên
Zest: Dùng vỏ chanh, cam nặn tinh dầu lên trên bề mặt ly thức uống
Twist: Dùng vỏ chanh, cam gọt dài và mỏng rồi thả vào trong ly thức uống
Spiral: Dùng vỏ cam, chanh gọt và tạo hình xoắn ốc để trang trí ly thức uống.
Shaker: Bình lắc. Bình lắc Shaker của các Bartender dùng để lắc và trộn các nguyên liệu lại với nhau để tạo nên các món thức uống hấp dẫn khác nhau.
Flair Bartending: Là kỹ thuật biểu diễn biểu diễn pha chế bằng bình lắc (Shaker) hay là biểu diễn rượu với lửa,… của Bartender chuyên nghiệp. Các động tác biểu diễn phổ biến là tung hứng, quăng bình lắc. Kỹ thuật Flair Bartending càng cao và ấn tượng càng thể hiện đẳng cấp của Bartender.
Tuy nhiên không ảnh hưởng đến mùi vị nhiều, những Bartender không biểu diễn kỹ thuật này vẫn pha chế được những ly thơm ngon và hấp dẫn không kém. Thuật ngữ pha chế này có nhiều biến thể nhưng dân chuyên môn thì dùng nó cho các buổi biểu diễn pha chế chuyên nghiệp.
Glass: Ly đựng cocktail. Mỗi loại cocktail sẽ có tương ứng với một loại ly khác nhau để phù hợp với màu rượu, hương liệu, nguyên liệu để thể hiện được đúng tinh thần và giúp ta khi thưởng thức cảm nhận được trọn vẹn và đúng cách theo mong muốn của người pha chế.
Strainers: Dụng cụ lọc, có hai dụng cụ Strainers lọc được sử dụng phổ biến nhất là Julep Strainer và Hawthorne Strainer. Julep có bề ngoài giống chiếc muỗng quá khổ được thiết kế có rất nhiều lỗ nhỏ bên trong, thường vừa khít với ly thủy tinh Boston shaker, với mục đích để lọc đá hoặc hạt trái cây.
Thứ 2 là Hawthorne Strainer. Hawthorne là một miếng kim loại có hình đĩa hao hao như thìa xới cơm với phần đầu được làm tròn được gắn thêm nhiều ống xoắn mục đích để ta có thể đưa vào trong chai lọc đá và trái cây trước khi bắt đầu pha chế).
Channel Knife & Citrus Zester: Dao tạo sợi trang trí. Dao Channel Knife & Citrus Zester có dạng hình vuông hoặc tròn ở đầu với 1 lỗ nhỏ chính giữa tương thích với lưỡi dao. Thiết kế này giúp quá trình gọt vỏ cam hoặc chanh dễ dàng hơn. Nhớ đó mà các bartenders dễ dàng tạo hình cho các vật dụng trang trí như vỏ chanh, vỏ cam…
Các thuật ngữ pha chế này rất quan trọng cho các Bartender vì họ hay thường xuyên sử dụng nói với các khách nước ngoài. Nên Rượu pha chế Đà Nẵng đã giải thích chi tiết và dễ hiệu các thuật ngữ pha chế này cho bạn.
Xem thêm:
Các dụng cụ pha chế rượu, đồ uống bartender nào cũng cần
Thuật Ngữ Dành Cho Barista
Tiếp theo là các thuật ngữ pha chế mà các Barista hay sử dụng:
Barista: Người pha chế cà phê. Các tách cà phê được Barista pha chế không đơn thuần chỉ là thức uống mà nó còn mang tính nghệ thuật cao bằng sự tinh tế từ hương vị đến cách bày trí. Mỗi ly cà phê của Barista luôn được trang trí, tạo hình bắt mắt. Bên dưới là các thuật ngữ không riêng gì các Barista mà các thực khách thích uống cafe hương bị nước ngoài đều hay biết.
Espresso: Loại cà phê máy nguyên chất được rất nhiều người yêu thích. Nó được phục vụ bằng tách dày đã được làm nóng trước.
Latte: Loại cà phê kiểu Ý. Latte có nhiều sữa, thường sử dụng kỹ thuật Latte Art tạo hình bắt mắt.
Macchiato hay Espresso Macchiato: Chúng được pha từ cà phê Espresso và sau đó thêm sữa đã đánh bọt lên cho đẹp.
Cappuccino: Cà phê kiểu Ý, thành phần của Cappuccino bao gồm gồm Espresso, sữa nóng và sữa sủi bọt. Đặc biệt không thể thiếu phần tạo hình.
Matcha: Bột trà xanh
Arabica: Loại cà phê hạt dài có hương vị chua, hơi đắng, nước màu nâu nhạt. Arabica thích hợp dùng để pha chế Cappuchino, Espresso, Latte,…
Cherry: Cà phê mít, Cherry có màu vàng sáng bóng, mùi hương nhẹ, phù hợp với phái nữ
Robusta: Loại cà phê có hàm lượng cafein cao với hương vị đắng đậm rất phù hợp với người “nghiện” cà phê
Moka: Loại cà phê được trồng phổ biến ở Việt Nam với hương vị hơi chua, đắng nhẹ và được người phương Tây đặc biệt ưa chuộng.
Tamper: Dụng cụ pha cà phê máy.
Các thuật ngữ pha chế này rất cơ bản và bắt buộc hầu hết các Bartender và các Barista đều phải biết và hiểu rõ. Ngoài ra, nếu bạn là thực khách mà nắm được các thuật ngữ pha chế này sẽ giúp bạn có hiểu biết khi trò chuyện và hiểu và cảm nhận tròn vị hơn những thứ mà mình đang uống.
Ngoài các thuật ngữ pha chế ở trên, bạn có xem thêm các bài viết liên quan để hiểu rõ hơn về nghề pha chế rượu này nhé!
Xem thêm:
Cách làm cocktail pha chế từ rượu ai cũng làm được
Tôi tên là Phan Bá Hải là CEO & Co-Founder Shop rượu Hải Gia Cát. Trãi qua hơn 5 năm xây dựng thương hiệu Hải Gia Cát đã có những chổ đứng nhất định trong lòng khách hàng.
Hastag: #PhanBáHải #ShoprượuHảiGiaCát
Địa chỉ : 144 Hồ Xuân Hương, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Phone : 0905 80 90 11