Bartender luôn luôn cần trang bị rất nhiều các dụng cụ pha chế rượu ở quầy bar để công việc thuận tiện và chuyên nghiệp hơn để thả sức sáng tạo. Vậy dụng cụ pha chế rượu, đồ uống mà Bartender cần gồm những gì?
Để trở thành nghệ sĩ trong lĩnh vực Bartender, chúng ta nhất thiết phải luôn có những dụng cụ pha chế rượu và đồ uống đồng thời nắm được tên gọi chuyên môn của chúng bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt cho nhiều loại khác nhau. Cùng Rượu Ngoại Giá tốt Đà Nẵng – Hải Gia Cát tìm hiểu những vật bất ly thân của các Bartneder này nào.
Dụng cụ pha chế rượu Bình Shaker
Đầu tiên trong danh sách các dụng cụ pha chế rượu và đồ uống của Bartender chắc không thể không nhắc đến bình Shaker
Bình Shaker là gì?
Bình shaker là một dụng cụ pha chế rượu vô cùng quan trọng của 1 Bartender và đây cũng chính là vật dụng đặc trưng của ngành nghề này.
Shaker là một dụng cụ để trộn và làm lạnh các loại nguyên liệu của các món uống. Khi sử dụng, các thành phần như rượu nền, nước trái cây, nước ngọt, siro, rượu mùi,… và đá viên sẽ được cho vào bình shaker và được lắc mạnh khoảng từ 10 – 18 giây tùy dung tích và nhu cầu từng loại rượu rồi sau đó cho ra ly.
Các loại bình shaker phổ biến
Các loại shaker mà các Bartender hay dùng thường có dung tích 250ml, 500ml, 750ml cho đến 1 lít hay 1.5 lít. Hay có 3 dụng cụ pha chế rượu bình Shaker phổ biến sau:
Boston shaker (Mixing glass)
Boston shaker là loại bình shaker được chế tạo gồm có 2 phần: 1 ly inox và 1 ly thủy tinh.
Cũng chính kết cấu này mà bình boston shaker còn có tên gọi là mixing glass. Một Boston shaker đạt chuẩn sẽ có dung tích 500ml và phần thân của bình có cả vạch chia thể tích.
Cobbler shaker (Standard shaker)
Bình Cobbler shaker hay Standard shaker đều có cấu tạo gồm 3 phần chính là: thân bình (bình chứa), màng lọc và nắp đậy.
Bình Cobbler được làm bằng inox hoàn toàn. Nhờ vào đặc điểm này mà việc đóng mở loại shaker chắc chắn và thuận tiện hơn nên nó được ưa chuộng vì Bartender có thể kết hợp pha chế 2 tay 2 shaker khi cần.
Parisian shaker
Bình Parisian shaker là sự kết hợp giữa boston shaker và cobbler shaker. Parisian được cấu tạo gồm 2 phần, nhưng nó không có màng lọc tương tự như boston shaker, mà lại được làm hoàn toàn bằng inox như cobbler shaker.
Nhiều người gọi Bình Parisian shaker là shaker nguyên bản (original cocktail shaker).
Chắc chắn bạn đều thấy dụng cụ pha chế rượu này xuất hiện ở mọi quầy bar hay mọi quầy pha chế đồ uống.
Muỗng pha chế – Barspoon
Một dụng cụ pha chế rượu cũng không thể thiếu và ti tỉ các chủng loại rất cầu kì đó là muỗng pha chế Barspoon.
Barspoon là gì?
Muỗng pha chế hay barspoon là một dụng cụ pha chế rượu quan trọng không thể thiếu. Muỗng pha chế hay barspoon đơn giản là dùng để khuấy các thành phần đồ uống với nhau. Muỗng Barspoon thường được thiết kế với dáng dài, mảnh để có thể chạm đáy của chiếc ly cao nhất hay dùng để trộn các nguyên liệu trực tiếp trong ly.
Một muỗng barspoon tương đương với 5ml chất lỏng dùng để pha chế. Tay cầm của thường được thiết kế bằng những đường xoắn đẹp mắt trang nhã. Nhưng thiết kế của nó phổ biến nhất là dạng xoắn với một chiếc nĩa (ghim) ở đầu trục. Thiết kế độc lạ này dùng để phục vụ cho các công đoạn khác trong pha chế mang tính đặc thù của ngành như: khui nắp nhựa của chai syrup hay dùng để ghim lấy tinh dầu vỏ chanh.
Các loại muỗng pha chế phổ biến
Cứ tưởng dụng cụ pha chế rượu barspoon cũng sẽ đơn giản như những loại muỗng khác, nhưng lại không – nó rất cầu kỳ và nhiều loại.
Muỗng kiểu Âu. Muỗng Barspoon kiểu Âu được thiết kế với một cái đế ở đầu muỗng để dựng ngược muỗng khi không sử dụng tới. Còn tay cầm của muỗng được làm xoắn ốc.
Muỗng kiểu Mỹ. Muỗng Barspoon kiểu Mỹ có một nắp cao su nhỏ ở đầu và tay cầm xoắn chỉ có một ít ở giữa thay vì toàn bộ thanh trục tay cầm như muỗng kiểu Âu và kiểu Nhật nên muỗng kiểu Mỹ cũng dễ cầm hơn.
Muỗng kiểu Nhật. Muỗng Barspoon kiểu Nhật thiết kế tương tự kiểu Âu. Nhưng nó không có đế và thiết kế tay cầm thanh lịch hơn rất nhiều và có thể dài tới 40cm.
Dụng cụ đong rượu – Jigger
Để công việc được chuẩn chỉnh và các công thức pha chế được thống nhất và tỉ mỉ, 1 dụng cụ pha chế rượu đặc biệt quan trọng đó là dụng cụ đong rượu Jigger
Đong rượu Jigger là gì?
Đong rượu Jigger hay ly đo lường jigger hay ly định lượng là dụng cụ đo lường để đong đếm và định lượng chính xác thể tích các loại nguyên liệu chất lỏng (rượu, siro, nước, nước ép trái cây,… ). Nhờ nó các món uống sẽ được làm ra đồng đều, thống nhất và quy chuẩn hơn.
Dụng cụ pha chế rượu Jigger thường được thiết kế với dạng hình đồng hồ cát với 1 đầu to và 1 đầu nhỏ. Nó thường được làm bằng kim loại hay inox không gỉ và có thể làm bằng nhựa. Jigger có độ bền cao có thể sử dụng đến vài năm và rất dễ vệ sinh.
Các loại dụng cụ đong Jigger phổ biến
Vì dụng cụ đong Jigger là dụng cụ pha chế rượu vô cùng quan trọng lại giúp biến hóa đa dạng để thích hợp cho nhiều công thức pha chế khác nhau, nên nó cũng có nhiều chủng loại khác nhau như:
Loại cổ điển đôi (Classic double jiggers)
Jigger đôi cổ điển – Classic double jiggers được thiết kế hình đồng hồ cát không cân bằng. Jigger cổ điển đôi là loại ly phổ biến và dễ nhận biết nhất. Ly đong của nó nhỏ hơn có thể tích từ 0.5oz – 1.5oz trong khi phần lớn các loại khác thường lên đến 2oz.
Loại đơn (Single jiggers)
Jigger đơn -Single jiggers thường được chế tác bằng thủy tinh hoặc bằng thiếc. Nó cũng được thiết kế có vạch chia thể tích từ lớn đến nhỏ. Jigger đơn dễ dàng sử dụng và thậm chí có thể dùng như một ly đựng đồ uống (thường dùng để uống rượu mạnh).
Loại Nhật (Japanese jiggers)
Được thiết kế như jigger đôi cổ điển nhưng jigger Nhật được thiết kế thanh lịch và có mặt dốc hơn. Jigger loại Nhật thường đắt hơn một chút so với các loại jigger khác. Jigger Nhật có đường kính nhỏ hơn nên dễ rót vào ly hơn và ít bị ngã hơn. Đây là loại ly đong được ưa chuộng và sự lựa chọn hàng đầu của những Bartender chuyên nghiệp.
Loại chuông (Bell jiggers)
Bell jiggers là những chiếc jigger đôi được thiết kế hình chiếc chuông ở mỗi ly. Loại này cũng có nhiều kích cỡ chuông rộng khác nhau thuận tiện cho việc đo và cũng có cổ nối giữa 2 chuông cũng khác nhau. Loại jiggers này đặc biệt ổn định nhờ sự phân bổ trọng lượng và khối lượng tâm thấp nên khi dùng nó không dễ bị ngã khi đặt trên bàn.
Để có những ly rượu pha chế đặc biệt và hấp dẫn, tinh tế của mỗi thành phần thì không thể thiếu dụng cụ này. Rượu pha chế Đà Nẵng – Hải Gia Cát khuyến khích các Bartender dù lâu năm hay chuyên nghiệp cũng nên thành thạo và sử dụng nó thường xuyên hơn để tiết kiệm và giúp công việc của mình hiệu quả hơn.
Dụng cụ lọc (lược) – Strainer
Để tiến hành pha chế thì dụng cụ lọc là thứ không thể thiếu trong các dụng cụ pha chế rượu chính là dụng cụ lọc hay lược – Strainer
Lọc Strainer là gì?
Lọc Strainer là dụng cụ pha chế rượu chuyên lọc các loại hạt từ trái cây khi pha chế, đá lạnh hay các nguyên liệu khác để món uống trở nên hoàn hảo hơn
Các loại dụng cụ lọc strainer phổ biến
Để đa dạng và phong phú các loại món uống hay tiện lợi cho việc pha chế, các Bartender hay dùng 3 dụng cụ lọc strainers sau:
Loại Hawthorne Strainer
Lưới lọc Hawthorne được thiết kế cơ bản có một miếng kim loại phẳng, đục lỗ. Lưới lọc Hawthorne được lót bằng một lò xo dẻo để giữ thăng băng và lọc các loại chất rắn. Hawthorne là loại rây lọc cocktail được các Bartender dùng phổ biến nhất trong cả pha chế tại nhà và chuyên nghiệp.
Loại Julep Strainer
Julep Strainer được xuất hiện đầu tiên vào những năm 1800. Julep Strainer giúp những người đam mê cocktail tránh bị đầy đá khi thưởng thức Mint Julep. Cấu tạo loại này bao gồm cốc hình bát được đục lỗ nhỏ và tay cầm dài để dễ dàng cầm trên shaker.
Loại Fine Strainer
Loại lọc Fine Strainer này thường được sử dụng như lớp lọc thứ 2. Fine Strainer có cấu tạo là một lớp lưới mịn và nhỏ để bổ trợ cho 2 loại lọc trên. Fine Strainer thường được giữ ngay bên dưới bộ lọc đầu tiên để lọc những mảnh đá nhỏ hay các mảnh trái cây và các chất rắn khác còn sót lại trong món uống. Loại lọc này giá rẻ và đặc biệt dễ tìm vì thường được sử dụng để lọc trà nóng.
Dụng cụ mở nắp rượu – Wine Openers
Dụng cụ pha chế rượu mà không nhắc đến dụng cụ mở nắp rượu – Wine Openers là 1 thiếu sót
Wine Openers là gì?
Wine Openers là dụng cụ mở nắp rượu gồm 3 phần:
- Phần đầu là dao. Dao của Wine Openers dùng để cắt lớp giấy bạc bọc bên ngoài nắp rượu,
- Phần thứ hai là lò xo. Lò xo của Wine Openers dùng để đâm vào nút bần và tạo chỗ bám
- Phần ba là đòn bẩy. Đòn bẩy của của Wine Openers dùng để tạo lực đẩy nút bần lên.
Các loại dụng cụ mở nắp rượu
Thông thường các Bartender dùng 3 loại Wine Openers sau:
Loại Twist Corkscrews
Với tay cầm có thể vặn dễ dàng, Loại Twist Corkscrews là dụng cụ mở nắp chai rượu đơn giản nhất. Cấu tạo của nó đơn giản gồm một đĩa lõm giữa tay cầm và vít để nút chai trượt ra khỏi cổ chai. Tuy thao tác sử dụng đơn giản nhưng sẽ khó khăn cho những người có lực tay yếu.
Loại Waiter’s Corkscrews
Dụng cụ mở nắp rượu Waiter’s Corkscrews này có bản lề đôi cung cấp đòn bẩy để tháo nút chai dễ dàng sau khi vít đã được lắp vào. Tay cầm có thể làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, kim loại hoặc nhựa.
Loại Air Pressure Wine Openers
Loại dụng cụ mở rượu Air Pressure Wine Openers này được sử dụng bằng cách cắm một chiếc kim rỗng xuống xuyên qua nút chai. Sau đó, một nút nhỏ được nhấn để giải phóng lượng CO2 vừa phải từ hộp mực bên trong và sau đó đẩy nút chai ra khỏi nút cổ chai.
Các loại ly thủy tinh thường dùng
Đối với các loại thức uống khác nhau như cocktail, mocktail hay mojito sau khi pha chế đều cần có ly đẹp mắt, phù hợp với tinh thần món uống đó để chứa và tùy theo loại thức uống mà ly có thể có màu sắc và hình dạng khác nhau.
Các loại ly thủy tinh thường dùng trong các quầy bar như:
- Loại Beer Mug (ly bia)
- Loại Highball
- Loại Brandy Snifter
- Loại Champagne Flute
- Loại Martini (Cocktail)
Chọn đúng loại ly thì món uống đó như chọn được bồ độ phù hợp để mang đến người uống cái nhìn thẫm mỹ nhất hay tiện lợi nhất để thưởng thức nó đúng vị.
Chày Dầm Nguyên Liệu
Chày Dầm nguyên liệu – Bar muddle là dụng cụ pha chế rượu để dầm chanh, lá húng lủi, cam, trái cây…và các thành phần khác một cách dễ dàng. Trong pha chế bartender, nó giúp cho ly cocktail của bạn trở nên thơm ngon và hấp dẫn. Sản phẩm Chày Dầm nguyên liệu là dụng cụ pha chế rượu không thể thiếu của các bartender.
Chày Dầm Pha Chế – Bar muddle được thiết kế tinh giản với kiểu dáng nhỏ gọn, chất liệu inox và nhựa. Chính sự gọn và nhẹ đó, nó giúp việc vệ sinh rất dễ dàng và nhanh chóng sau khi dùng.
Dụng cụ bảo quản và lấy đá
Dụng cụ pha chế rượu không thể thiếu các dụng cụ bổ trợ là các dụng cụ bảo quản và lấy đá chuyên dụng cho các quầy bar
Máy ướp lạnh rượu vang – Wine cooler
Rượu vang muốn giữ được chất lượng tốt nhất, các chuyên gia thường lưu trữ nó dưới các hầm rượu chuyên nghiệp với nhiệt độ khá thấp.
Chính vì lý do đó, các quán bar hay nhà hàng sẽ đầu tư trang bị máy ướp lạnh rượu vang với công dụng điều chỉnh nhiệt và giữ cho rượu luôn trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để đảm bảo hương vị.
Máy làm đá – Ice machine
Máy làm đá (Ice machine) là thiết bị chuyên dụng hay dùng ở các quầy pha chế để làm đá viên số lượng lớn và nhanh chóng. Nhờ đó, các bartender luôn có đủ lượng đá cần thiết, chủ động 1 cách thường xuyên để tiện pha chế.
Các loại máy làm đá – Ice machine có kích thước cũng khá nhỏ gọn, không chiếm quá nhiều diện tích khi đặt trong quầy pha chế mà lại rất hữu ích nên dụng cụ hỗ trợ pha chế rượu rất quan trọng.
Kẹp Gắp Đá – Ice Tong
Ice Tong không quá xa lạ và xuất hiện ở mọi nơi được làm từ chất liệu inox. Kẹp gắp này không gây ảnh hưởng đến thực phẩm và cũng không sản sinh những chất gây hại cho sức khỏe ngay cả khi nó thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Dụng cụ kẹp đá lạnh thường được làm bằng inox cao cấp, rất dày dặn nên rất rẻ. Đầu kẹp đá được thiết kế dạng răng cưa nhỏ li ti giúp cho đá hoặc thực phẩm không bị rơi khi gắp.
Dụng cụ vắt nước cam
Tại sao Bartender không sử dụng tay để vắt chanh mà lại sử dụng dụng cụ Lemon Squeezer. Dụng cụ bắt nước cam hay nước chanh ra đời để cải thiện lúc vắt tinh dầu ở vỏ không làm đắng đồ uống.
Ngoài ra, dụng cụ vắt chanh/cam giúp Bartender tiết kiệm rất nhiều thời gian pha chế ở các giai đoạn sơ chế.
Ở trên là các dụng cụ pha chế rượu quan trọng và phổ biến của các Bartender, nhưng ngoài ra, cũng còn 1 số dụng cụ pha chế rượu chuyên biệt khác nữa.
Xem thêm:
Tôi tên là Phan Bá Hải là CEO & Co-Founder Shop rượu Hải Gia Cát. Trãi qua hơn 5 năm xây dựng thương hiệu Hải Gia Cát đã có những chổ đứng nhất định trong lòng khách hàng.
Hastag: #PhanBáHải #ShoprượuHảiGiaCát
Địa chỉ : 144 Hồ Xuân Hương, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Phone : 0905 80 90 11